Hà Nội kiến nghị tháo gỡ quy hoạch hai bên sông Hồng

08/07/2020 4:56 PM

(Chinhphu.vn) - Nhiều nội dung được Hà Nội kiến nghị với Bộ NN&PTNT tại buổi làm việc, trong đó có vấn đề phủ kín quy hoạch sông Hồng để có cơ sở pháp lý quản lý dân cư ở bãi sông, việc sử dụng quỹ đất bãi sông có thể phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Gia Huy

Mục tiêu phủ kín quy hoạch theo Quy hoạch tổng thể Thủ đô

Chiều 8/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ NN&PTNT do Bí thư Đảng bộ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng đoàn.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mặc dù là đô thị đặc biệt, là Thủ đô nhưng nông nghiệp (NN) có ý nghĩa quan trọng với Hà Nội. Trong 30 đơn vị hành chính, Thành phố hiện có 17 huyện, 1 thị xã, 6 quận còn sản xuất NN; Hà Nội cũng là địa phương đông nhất cả nước với 382/580 xã, phường, thị trấn còn sản xuất NN; diện tích đất NN còn khoảng 58,8%...

Do tác động dịch tả lợn châu Phi, trong quý I/2020, NN Hà Nội tăng trưởng âm nhưng do sự quyết tâm của ngành NN, quý II/2020 NN đã quay trở lại tăng trưởng dương với 3,75%.

Về xây dựng NTM, Hà Nội là địa phương có số xã đạt chuẩn NTM dẫn đầu cả nước với 353/382 xã, chiếm 92,4%. Dự kiến cuối 2020 ước tính có 370 xã đạt chuẩn NTM. Đời sống nông dân được cải thiện với mức thu nhập trung bình là 55 triệu đồng/người/năm, cao 2,6 lần so với năm 2015-2016.

Tuy nhiên theo ông Vương Đình Huệ, tiềm năng NN của Hà Nội rất lớn nhưng còn chưa khai thác hết, nhiều hạn chế cần khắc phục. Tiêu biểu là thu nhập bình quân của Thành phố là 5.240 USD/người/năm thì khu vực nông nghiệp, nông thôn mới đạt 55 triệu đồng/người/năm. Điều này cho thấy còn khoảng cách lớn về thu nhập giữa đô thị và nông thôn.

Thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đến năm 2020, với mục tiêu đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm. Kết quả năm 2019, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 301 sản phẩm, vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao báo cáo Bộ NN&PTNT công nhận.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nêu, Thành phố còn nhiều trăn trở trước mắt và lâu dài trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thể hiện đặc trưng và phong cách riêng của Hà Nội. Ngoài 12 quận hiện tại, trong chương trình 5 năm tới Hà Nội còn 6 huyện lên quận khiến tốc độ đô thị hóa cao. Vì vậy vấn đề quy hoạch nông thôn mới với huyện và xã sẽ lên quận gắn với đô thị hóa như thế nào là câu hỏi lớn không chỉ là của Hà Nội mà cần sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là Bộ NN&PTNT.

Một vấn đề khác được Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thành phố đang tập trung rà soát điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể Thủ đô. Trong đó có nhiệm vụ phủ kín theo Quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Đặc biệt là phủ kín quy hoạch sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đuống để sử dụng nguồn tài nguyên vùng bãi ven sông.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết nếu muốn quy hoạch 2 bên sông Hồng và các con sông khác thì còn vướng vấn đề thoát lũ, đây là vấn đề quan trọng nhất. Vì vậy TP. Hà Nội mong muốn với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ NN&PTNT sớm có thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để Hà Nội có bước triển khai tiếp theo.

"Hà Nội đã bỏ lỡ cơ hội quy hoạch sông Hồng cách đây 3 năm, vì vậy mong Bộ NN&PTNT có hướng dẫn với Hà Nội; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc có phương án ủy quyền cho Thành phố", Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu và cho biết: “Hà Nội đã xác định tầm nhìn tới 2030 - 2045 trong vấn đề quy hoạch, phát triển nguồn lực”.

Phối hợp để cùng tháo gỡ

Nhiều nội dung được Hà Nội kiến nghị với Bộ NN&PTNT liên quan đến: cải tạo tuyến đê hữu Hồng đoạn từ ngõ 124 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân; đoạn đê hữu Hồng từ Cầu Chương Dương đến cây xăng Lương Yên; liên quan đến vấn đề thoát lũ để quy hoạch hai bên sông Hồng; vấn đề cải tạo đê sông Bùi...

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu Hà Nội mong muốn Bộ NN&PTNT thống nhất giải pháp thiết kế theo đề xuất của UBND Thành phố đối với việc xây dựng cải tạo tuyến đê hữu Hồng đoạn từ ngõ 124 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân (đoạn 3) trong tổng thể phương án cải tạo đê hữu Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân để bảo đảm khớp nối và khả năng tiếp cận giao thông.

Trao đổi về các kiến nghị của Hà Nội, ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết theo Luật Quy hoạch mới thì Quy hoạch về lũ nằm trong quy hoạch về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đối với việc cải tạo chỉnh trang bãi sông, Tổng cục mong muốn Hà Nội xây dựng phương án quy hoạch lũ trong phát triển kinh tế của địa phương. Tổng cục sẽ xây dựng một bộ phận phối hợp với Hà Nội để triển khai.

Với ý kiến cải tạo đoạn đê Hữu Hồng từ ngõ 124 Âu Cơ đến Lạc Long Quân, ông Trần Quang Hoài nêu đây là vị trí xung yếu đã từng xảy ra vỡ đê. Trong quá trình làm việc đã mời các Viện chuyên môn về thủy lợi và đê điều cùng làm việc nhưng cơ sở chưa đầy đủ về cao trình đề là 13 hay 13.5, 1 cốt hay 2 cốt. Đối với đoạn Cầu Chương Dương đến cây xăng Lương Yên, để tháo dỡ theo phương án của Hà Nội cần tính toán di chuyển đất trong lòng đê để bảo đảm an toàn.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nêu ý kiến, đê Hà Nội là đê quan trọng nhất từ cấp 1 đến cấp đặc biệt. Trong dự án của ADB đã đưa 1 số trọng điểm xung yếu đê vào nhưng thời hạn khả năng kéo dài, việc này có thể cần dùng ngân sách trong nước, có thể là của địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng các ý kiến, kiến nghị của Hà Nội là chính đáng, cần có hướng nghiên cứu để cùng Thành phố tháo gỡ.

Gia Huy-Đỗ Hương

Mục tiêu phủ kín quy hoạch theo Quy hoạch tổng thể Thủ đô

Chiều 8/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ NN&PTNT do Bí thư Đảng bộ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng đoàn.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mặc dù là đô thị đặc biệt, là Thủ đô nhưng nông nghiệp (NN) có ý nghĩa quan trọng với Hà Nội. Trong 30 đơn vị hành chính, Thành phố hiện có 17 huyện, 1 thị xã, 6 quận còn sản xuất NN; Hà Nội cũng là địa phương đông nhất cả nước với 382/580 xã, phường, thị trấn còn sản xuất NN; diện tích đất NN còn khoảng 58,8%...

Do tác động dịch tả lợn châu Phi, trong quý I/2020, NN Hà Nội tăng trưởng âm nhưng do sự quyết tâm của ngành NN, quý II/2020 NN đã quay trở lại tăng trưởng dương với 3,75%.

Về xây dựng NTM, Hà Nội là địa phương có số xã đạt chuẩn NTM dẫn đầu cả nước với 353/382 xã, chiếm 92,4%. Dự kiến cuối 2020 ước tính có 370 xã đạt chuẩn NTM. Đời sống nông dân được cải thiện với mức thu nhập trung bình là 55 triệu đồng/người/năm, cao 2,6 lần so với năm 2015-2016.

Tuy nhiên theo ông Vương Đình Huệ, tiềm năng NN của Hà Nội rất lớn nhưng còn chưa khai thác hết, nhiều hạn chế cần khắc phục. Tiêu biểu là thu nhập bình quân của Thành phố là 5.240 USD/người/năm thì khu vực nông nghiệp, nông thôn mới đạt 55 triệu đồng/người/năm. Điều này cho thấy còn khoảng cách lớn về thu nhập giữa đô thị và nông thôn.

Thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đến năm 2020, với mục tiêu đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm. Kết quả năm 2019, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 301 sản phẩm, vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao báo cáo Bộ NN&PTNT công nhận.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nêu, Thành phố còn nhiều trăn trở trước mắt và lâu dài trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thể hiện đặc trưng và phong cách riêng của Hà Nội. Ngoài 12 quận hiện tại, trong chương trình 5 năm tới Hà Nội còn 6 huyện lên quận khiến tốc độ đô thị hóa cao. Vì vậy vấn đề quy hoạch nông thôn mới với huyện và xã sẽ lên quận gắn với đô thị hóa như thế nào là câu hỏi lớn không chỉ là của Hà Nội mà cần sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là Bộ NN&PTNT.

Một vấn đề khác được Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thành phố đang tập trung rà soát điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể Thủ đô. Trong đó có nhiệm vụ phủ kín theo Quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Đặc biệt là phủ kín quy hoạch sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đuống để sử dụng nguồn tài nguyên vùng bãi ven sông.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết nếu muốn quy hoạch 2 bên sông Hồng và các con sông khác thì còn vướng vấn đề thoát lũ, đây là vấn đề quan trọng nhất. Vì vậy TP. Hà Nội mong muốn với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ NN&PTNT sớm có thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để Hà Nội có bước triển khai tiếp theo.

"Hà Nội đã bỏ lỡ cơ hội quy hoạch sông Hồng cách đây 3 năm, vì vậy mong Bộ NN&PTNT có hướng dẫn với Hà Nội; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc có phương án ủy quyền cho Thành phố", Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu và cho biết: “Hà Nội đã xác định tầm nhìn tới 2030 - 2045 trong vấn đề quy hoạch, phát triển nguồn lực”.

Phối hợp để cùng tháo gỡ

Nhiều nội dung được Hà Nội kiến nghị với Bộ NN&PTNT liên quan đến: cải tạo tuyến đê hữu Hồng đoạn từ ngõ 124 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân; đoạn đê hữu Hồng từ Cầu Chương Dương đến cây xăng Lương Yên; liên quan đến vấn đề thoát lũ để quy hoạch hai bên sông Hồng; vấn đề cải tạo đê sông Bùi...

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu Hà Nội mong muốn Bộ NN&PTNT thống nhất giải pháp thiết kế theo đề xuất của UBND Thành phố đối với việc xây dựng cải tạo tuyến đê hữu Hồng đoạn từ ngõ 124 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân (đoạn 3) trong tổng thể phương án cải tạo đê hữu Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân để bảo đảm khớp nối và khả năng tiếp cận giao thông.

Trao đổi về các kiến nghị của Hà Nội, ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết theo Luật Quy hoạch mới thì Quy hoạch về lũ nằm trong quy hoạch về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đối với việc cải tạo chỉnh trang bãi sông, Tổng cục mong muốn Hà Nội xây dựng phương án quy hoạch lũ trong phát triển kinh tế của địa phương. Tổng cục sẽ xây dựng một bộ phận phối hợp với Hà Nội để triển khai.

Với ý kiến cải tạo đoạn đê Hữu Hồng từ ngõ 124 Âu Cơ đến Lạc Long Quân, ông Trần Quang Hoài nêu đây là vị trí xung yếu đã từng xảy ra vỡ đê. Trong quá trình làm việc đã mời các Viện chuyên môn về thủy lợi và đê điều cùng làm việc nhưng cơ sở chưa đầy đủ về cao trình đề là 13 hay 13.5, 1 cốt hay 2 cốt. Đối với đoạn Cầu Chương Dương đến cây xăng Lương Yên, để tháo dỡ theo phương án của Hà Nội cần tính toán di chuyển đất trong lòng đê để bảo đảm an toàn.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nêu ý kiến, đê Hà Nội là đê quan trọng nhất từ cấp 1 đến cấp đặc biệt. Trong dự án của ADB đã đưa 1 số trọng điểm xung yếu đê vào nhưng thời hạn khả năng kéo dài, việc này có thể cần dùng ngân sách trong nước, có thể là của địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng các ý kiến, kiến nghị của Hà Nội là chính đáng, cần có hướng nghiên cứu để cùng Thành phố tháo gỡ.

Gia Huy-Đỗ Hương

Top