Nét xuân trong tranh dân gian Việt Nam

25/01/2017 8:36 AM

(Chinhphu.vn) - Để góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội giới thiệu 3 dòng tranh dân gian Việt Nam tiêu biểu là tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng và tranh Đông Hồ qua bộ sưu tập của Bảo tàng gốm sứ Hà Nội. Triển lãm nằm trong chương trình Hội xuân Hoàng Thành Thăng Long mở cửa đến 28/2.

Tranh Đông Hồ là 1 dòng tranh dân gian ra đời vào khoảng thế kỷ 16 ở làng Đông Hồ, Bắc Ninh.
Tranh Đông Hồ vốn gốc là tranh Tết, bản chất vui xuân.
Tranh Đông Hồ hấp dẫn , độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình
Tranh gà đại cát thể hiện một lời chúc tụng và ước vọng cho một cuộc sống may mắn.

Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong,

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Bộ tranh Bốn mùa: vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng.
Tranh Đông Hồ thể hiện chất phác, hồn nhiên, phản ánh đời sống văn hóa thường nhật.
Tranh Đông Hồ sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để làm ra màu vẽ và giấy vẽ.
Tranh dân gian Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian giữa thủ đô được in vẽ quanh năm nhưng vẫn tập trung vào dịp giáp Tết.
Nếu như ở Tranh Đông Hồ, in viền nét và in màu đều dùng bản khắc gỗ thì ở Tranh Hàng Trống in tranh chỉ dùng ván khắc gỗ in nét tranh trên chất liệu giấy dó…
Tranh Thờ: loại tranh phục vụ cho nhu cầu thờ cúng trong các điện, miếu. Do yêu cầu ấy, tranh thờ mang mầu sắc tôn giáo, hình tượng được thể hiện là con người và vật tuy gần gũi mà vẫn rất thần bí.
Tranh dân gian Kim Hoàng phát triển mạnh từ tk 18 đến tk19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Trên những bức tranh Kim Hoàng không chỉ có hình ảnh, mà có những câu thơ chữ Hán được viết theo lối chữ thảo phía trên góc trái bức tranh.
16. Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ. Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà, lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo.

Nhật Bắc (thực hiện)

Top