Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng sát trung tâm Hà Nội

05/04/2022 8:59 AM

(Chinhphu.vn) - Bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng được đề xuất làm công viên văn hóa, du lịch... Dù nằm sát trung tâm Thủ đô Hà Nội, nhưng nơi đây có nhịp sống hoàn toàn trái ngược.

Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đang khảo sát để mở rộng các dự án làm sạch sông Hồng trên địa bàn 2 phường Phúc Tân và Chương Dương. Đặc biệt, mục tiêu phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch của Thủ đô.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc phát triển khu vực bãi giữa sông Hồng sẽ khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng. Đầu tư cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch, định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân.

Trong đó, khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, một phần khoảng 1ha thuộc địa phận quận Long Biên, được các hộ dân trồng cây lương thực, cây lâu năm. 

Khu vực bãi bồi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Tân rộng 11,2ha do các hộ dân canh tác trồng rau, hoa màu, chăn nuôi; khu vực thuộc địa bàn phường Chương Dương diện tích 4,12ha do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

Dưới đây là chùm ảnh toàn cảnh nhịp sống nơi bãi giữa, bãi bồi sông Hồng đang nằm trong quy hoạch xây dựng Công viên văn hoá và du lịch:

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 2.

Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23 ha, nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm) và một phần thuộc quận Long Biên

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 3.

Khu vực bãi bồi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Tân rộng 11,2 ha do các hộ canh tác trồng rau, hoa màu, chăn nuôi; khu vực thuộc địa bàn phường Chương Dương diện tích 4,12 ha do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 4.

Diện tích khu vực không cố định mà phụ thuộc mùa mưa lũ từng năm. Hiện trạng bãi bồi tiếp giáp với bờ sông là đất bỏ hoang, cây bụi mọc um tùm.

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 5.

Hiện phần đất ở bãi giữa và bãi bồi đang được một số hộ dân tận dụng canh tác nông nghiệp.

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 6.

Người dân đến khu vực này chỉ có thể xuống bằng 2 cầu thang bộ của cầu Long Biên.

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 7.

Đường đi lại ở khu vực phần lớn là những cung đường tự phát, mặt đường nhỏ hẹp.

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 8.

Nếu quy hoạch thành Công viên văn hóa và du lịch, quận Hoàn Kiếm sẽ tôn tạo các không gian xanh, cảnh quan, mặt nước...

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 9.

Cuộc sống của người dân khu vực bãi giữa chủ yếu bằng nghề thuyền chài. Trong nhiều năm qua, việc giải quyết "kế sinh nhai" cho các hộ dân này vẫn chưa mấy hiệu quả.

Nhịp sống đối lập ở bãi sông Hồng ngay sát trung tâm Hà Nội - Ảnh 10.

Mạng lưới giao thông nội bộ, đường dạo của khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng theo hướng thiết kế thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu truyền thống...

 Lê Phương Anh (thực hiện)

Top