Pháp chia sẻ kinh nghiệm về y tế cộng đồng với Việt Nam

14/04/2023 2:11 PM

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/4, tham luận tại Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12, các đại biểu đến từ Pháp đã chia sẻ kinh nghiệm về Y tế cộng đồng, quản trị các cuộc khủng hoảng về y tế và hoạt động tình nguyện viên.

Pháp chia sẻ kinh nghiệm về y tế cộng đồng với Việt Nam - Ảnh 1.

Giám đốc France Volontaires DELAUNAY Yann chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: VGP/TL

Theo đó, Tổng Giám đốc France Volontaires DELAUNAY Yann  cho biết, các nguyên tắc quan hệ đoàn kết hợp tác phi tập chung là giá trị cốt lỗi trong hoạt động tình nguyện. Thông qua hoạt động tình nguyện, tình nguyện viên chính là đại sứ thúc đẩy hợp tác với các nước. Hiện, có 23 tình nguyện viên Pháp đang tham gia hoạt động hợp tác tại Nghệ An, Yên Bái… Phía Việt Nam, có 5 tình nguyện viên tham gia thực hiện các chương trình hợp tác tại các địa phương Pháp.

Hội nghị hợp tác Việt-Pháp lần thứ 12 là dịp để nhấn mạnh tiềm năng phát triển hoạt động tình nguyện viên quốc tế về trao đổi và đoàn kết còn rất lớn trong hợp tác giữa các địa phương. Hoạt động tình nguyện có thể bổ trợ cho các quan hệ đối tác hiện có cũng như là tiền đề để hình thành các quan hệ hợp tác mới giữa các địa phương Việt Pháp. 

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng France Volontaires, với tư cách là đầu mối của Pháp về tình nguyện quốc tế trao đổi và đoàn kết, cơ quan thực thi của Bộ Ngoại giao và châu Âu đang và sẽ tích cực tham gia hỗ trợ các sáng kiến trên. Năm 2023 là năm có nhiều triển vọng về phục hồi hoạt động trao đổi tình nguyện viên quốc tế giữa Pháp và Việt Nam, sau giai đoạn bệnh dịch với nhiều tác động. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần tạo điều kiện để hoạt động tình nguyện quốc tế phát huy hết tiềm năng, đem lại lợi ích cho các địa phương Việt -Pháp tham gia hợp tác phi tập trung cũng như các các dự án của họ", ông DELAUNAY Yann nói.

Liên quan đến việc xử lý khủng hoảng y tế trong giai đoạn dịch COVID-19, bà Marie Christine Segui, Phó Chủ tịch Hội đồng tỉnh Val de Marne, phụ trách bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế cho biết, công tác này được tỉnh chú trọng thực hiện. Chính quyền địa phương đã được huy động mạnh mẽ; tỉnh được nhà nước giao thẩm quyền trong công tác dịch tễ như quản lý quy trình cấp 2 có vai trò then chốt trong bảo đảm  an toàn cho người dân, duy trì hoạt động công cơ cản; đồng thời bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, đối tượng thanh thiếu niên…

Pháp chia sẻ kinh nghiệm về y tế cộng đồng với Việt Nam - Ảnh 2.

Bà Marie Christine Segui, Phó Chủ tịch Hội đồng tỉnh Val de Marne, phụ trách bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: VGP/TL

Trong giai đoạn dịch, tỉnh đã hỗ trợ 43 tấn hoa quả, cấp phát cho các gia đình hộ gia đình. Hỗ trợ người dễ bị tổn thương bằng cách tiêm vắc xin tại 52 điểm tiêm. Tiến hành theo dõi từ xa, duy trì mối quan hệ liên lạc gia đình, học sinh, giáo viên; quan tâm đến người cao tuổi, cấp phát máy tính bảng cho họ tại các trung tâm dưỡng lão; phát 1,5 triệu khẩu trang cho người dân…

Phó Chủ tịch Hội đồng tỉnh Val de Marne nhận định, khi cuộc khủng hoảng y tế xảy ra  vào năm 2020 do dịch COVID-19, Pháp chưa được chuẩn bị từ trước. Trong bối cảnh đó, tỉnh Val de Marne và Pháp đã nhận được sự hỗ trợ của đối tác, trong đó có Việt Nam. Riêng với tỉnh là có sự  hỗ trợ của tỉnh Yên Bái, thể hiện sự hợp tác có hiệu quả, khăng khít.

Liên quan đến lĩnh vực y tế cộng đồng, Tổng thư ký Liên hội Y tế Pháp-Việt cho biết, hợp tác giữa Việt Nam và Pháp là hợp tác lâu dài. Theo đó, hợp tác về đào tạo bác sĩ nội trú giữa 2 nước mang lại kết quả tốt đẹp. Hiện nay, phần lớn các bác sĩ tham gia đào tạo tại Pháp đã trở thành nhân lực đóng vai trò quan trọng trong các bệnh viện đầu ngành của Việt Nam. Đây chính là biểu hiện lớn của hợp tác Pháp - Việt trong lĩnh vực y tế.

Tổng thư ký Liên hội Y tế Pháp-Việt cho hay, năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, hợp tác y tế giữa 2 nước vẫn được tiếp diễn. Liên hiệp cũng đã thực hiện trao đổi với Việt Nam, choo phép 2.000 bác sĩ, chuyên gia Việt Nam được tiếp cận với chuyên gia Pháp về bệnh truyền nhiễm và phục hồi.

Theo Tổng thư ký Liên hội Y tế Pháp-Việt, Việt Nam là nước năng động về kinh tế và y tế. Trên cơ sở đó, 2 nước có thể tiếp tục nghiên cứu, hợp tác trên các lĩnh vực mới như: về khám chữa bệnh và khoa học công nghệ; quản lý bệnh viện; tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và chữa bệnh; phòng chống bệnh dịch; các vấn đề về hô hấp, già hóa dân số; sản xuất thuốc…

Bích Phương

Top